Lịch sử Negev

Cây AcaciaMakhtesh Gadol.

Du mục

Các cư dân du mục xuất hiện tại Negevdates ít nhất là 4.000 năm trước đây [5] và có thể là đến 7.000 năm trước.[6] Các khu định cư đầu tiên được thành lập bởi một phức hợp các nhóm Canaan, Amalekite, và Edomite khoảng 2000 năm trước công nguyên.[5] Các Pharaon Ai Cập được cho là đã truyền kỹ thuật nấu và khai thác đồng đến Negev và Sinai trong khoảng 1400 và 1300 năm trước công nguyên.[5][7]

Kinh thánh

Theo ghi chép Kinh thánh Hebrew, phía bắc Negev là nơi định cư của Bộ lạc Judah và phía nam Negev là Bộ lạc Shimon. Sau đó Negev trở thành một phần của Vương quốc Solomon và sau nữa là Vương quốc Judah.

Trong thế kỷ 9 trước công nguyên, việc phát triển và mở rộng khai khoáng ở cả Negev và Edom (Jordan ngày nay) xảy ra đồng thời với sự bành trướng của Đế quốc Assyria.[8] Thành đô Beersheba vốn là thành phố chính của vùng và là trung tâm giao thương trong thế kỷ 8 trước công nguyên.[8] Các khu vực định cư nhỏ của người Do Thái trong các vùng quanh Beersheba tồn tại trong khoảng thời gian giữa năm 1020 và 928 trước công nguyên.[8]

Nabataeans

Các tàn tích trong sa mạc Negev.

Vào thế kỷ 4 trước công nguyên, sự có mặt của người Nabateans mang lại sự phát triển hệ thống tưới tiêu, nhờ đó đã giúp phát triển năm khu vực định cư là: Avdat, Mamshit, Shivta, al-Khalasa (hay Elusa), và Nitzana.[8] Người Nabateans cũng kiểm soát việc buôn bán và tuyến đường gia vị giữa thủ đô Petra của họ và cảng biển Gazan. Tiền tệ của người Nabatean và các mảng gốm sứ đỏ và nâu, được xác định là một dấu hiệu của nền văn minh của họ, vẫn được tìm thấy dọc theo tuyến đường xưa kia.[8]

Việc người Nabataeans kiểm soát miền nam Palestine đã kết thúc thời kì đế quốc La Mã sáp nhập các vùng đất của họ vào lãnh thổ đế quốc năm 106 sau công nguyên.[8] Dân số ở đây gồm phần lớn là các bộ lạc du cư người Ả rập và người Nabataeans định cư, phần lớn vẫn theo lối sống bộ lạc và độc lập đối với người La Mã với một hệ thống tôn giáo theo thuyết vật linh.[8]

Byzantine và La Mã

Dưới thời Đế quốc Byzantine cai trị vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên, đạo Cơ đốc được truyền tới Negev.[8] Các thành phố sống dựa vào nông nghiệp được thiết lập và dân số tại đây tăng đột biến.[8]

Người Bedouin: dân cư và lịch sử từ năm 1000 sau công nguyên đến năm 1948

Bài chi tiết: Bedouin
Bài chi tiết: Negev Bedouin

Các bộ lạc du mục sinh sống ở Negev phần lớn đều độc lập với nhau và ít bị quy phục trong khoảng thời gian một ngàn năm tiếp theo.[8] Hầu hết những kiến thức chúng ta biết về khoảng thời gian này ở Negev đều do các câu chuyện lịch sử truyền miệng và các truyện dân gian bắt nguồn từ khu vực Wadi Musa và Petra, nơi mà hiện nay thuộc Jordan[8]

Người Bedouin ở Negev tồn tại trong lịch sử chủ yếu dựa vào chăn nuôi cừu và dê. Sự khan hiếm nước và nguồn cỏ ăn cho gia súc khiến họ di chuyển thường xuyên và sống theo lối du mục. Người Bedouin trong quá khứ cũng đã thiết lập được một vài khu định cư dài hạn, nhưng sau đó những căn nhà đá của họ lại bị bỏ hoang và được gọi là 'baika.' [6] Năm 1900, Đế quốc Ottoman thiết lập một trung tâm cai quản miền nam Palestine nằm tại Beersheba, họ xây dựng ở đây trường học và một trạm xe lửa.[8] Trong khi đó, chủ quyền của các thủ lĩnh bộ lạc ở khu vực này vẫn được thừa nhận bởi người Ottoman.[8] Một đường ray nối nơi này với cảng Rafah được xây. Đến năm 1922, dân số ở đây là 2.356 người, bao gồm cả 98 người Do Thái và 235 người Cơ đốc giáo.[9] Nhưng theo một bản báo cáo năm 1914, chính quyền người Turk đã ước tính dân số của các bộ lạc du mục vào khoảng 55.000 người.[10]

Trước năm 1948, các cuộc điều tra dân số chủ yếu đề cập đến năm bộ lạc chính ở Negev: Tayaha, Tarabn, Azazma, Jabarat và Hanajra.

Nền văn hóa bộ lạc và lối sống của người Bedoin đã có những biến đổi quan trọng trong thời gian gần đây, ngày nay khó mà tìm thấy được một cư dân Bedouin nào của Israel còn duy trì lối sống du mục.[11]

Người Bedouin ở Israel 1948-nay

Rahat, thành phố lớn nhất của người Bedouin ở Negev.

Trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến năm 1967, Nhà nước Israel tiến hành các cuộc chiến tranh kiểm soát các vùng đất của người Ả rập và xác định rằng 85% đất của người Negev là "Đất Nhà nước." Do đó tất cả cư dân Bedouin sinh sống trong các khu vực sinh sống trước đây đều bị coi là bất hợp pháp và "không được công nhận." Hiện tại các vùng đất của người Negev sinh sống trên 500 năm đều được xác định là đất của nhà nước, do đó người Bedouin không còn có thể làm các công việc nuôi sống chính bản thân họ là trồng trọt và chăn nuôi. Sau đó chính phủ đã ép buộc các bộ lạc Bedouin định cư trong khu vực tam giác Siyag tạo bởi ba đỉnh là Beersheba, AradDimona [12]. Hiện nay, có ít nhất 75.000 cư dân sinh sống trong 40 ngôi làng không được công nhận.

Rìa phía bắc Makhtesh Ramon trên đường nối giữa BeershebaEilat.

Nhằm siết chặt lệnh cấm chăn nuôi ngoài khu vực Siyag, chính phủ đã thiết lập một cơ chế ràng buộc thông qua Luật Dê Đen năm 1950. Luật này ngăn cấm chăn thả súc vật bên ngoài các phần đất được nhà nước công nhận cho các cá thể vì lý do ngăn chặn sự xói mòn đất. Do đó rất ít phần đất do người Bedouin tuyên bố chủ quyền được công nhận, và pần lớn đất chăn thả bị đưa vào diện bất hợp pháp. (Trước kia cả người Ottoman và Anh đều thất bại trong việc kiểm soát vùng Negev. Phần lớn người Bedouin đều chọn giải pháp không đăng ký đất đai của họ nhằm tránh các khoản thuế từ nhà nước). Những người Bedouin trước kia không đăng ký đất đai của họ, gần như không thể chăn thả dê chỉ trong khu vực cho phép, và vào thập niên 1970 và 80, chỉ còn lại một thiểu số người Bedouin vẫn tiếp tục nghề chăn dê của cha ông họ. Thay vì sống theo lối du cư tìm đồng cỏ cho đàn dê, đa số người Bedouin chuyển sang tìm kiếm các công việc được trả lương.[13]

Năm 1979, Bộ trưởng Nông nghiệp Ariel Sharon ra tuyên bố rằng 1.500 kilomet vuông ở Negev, trở thành khu bảo tồn tự nhiên, khiến cho phần lớn diện tích Negev nằm ngoài vùng chăn thả của người Bedouin. Thêm vào đó, ông còn thành lập lực lượng 'Tuần tra Xanh,' [14] là 'đơn vị bán vũ trang môi trường' có nhiệm vụ ngăn chặn những người Bedouin ‘xâm nhập' vào đất đai quốc gia Israel không cho họ chăn thả gia súc ở nơi này. Trong suốt nhiệm kỳ Bộ trưởng Nông nghiệp của Sharon (1977–1981), lực lượng Tuần tra Xanh đảo dỡ bỏ 900 lều trại của người Bedouin và cắt giảm số lượng người chăn thả xuống hơn 1/3.[15] Ngày nay, dê đen ở nơi này gần như rơi vào tình trạng tuyệt chủng, và người Bedouin ở Israel không có đủ lông cừu để dệt lều cho chính họ. Bị cưỡng ép từ bỏ phương cách sinh sống của cha ông, chịu thiệt thòi về khả năng tiếp cận nước, điện, đường sá, giáo dục, và chăm sóc sức khỏe ở các ngôi làng không được công nhận, và tin tưởng vào lời hứa của chính phủ rằng họ sẽ nhận được các dịch vụ nếu rời đi; trong thập niên 1970 và 80, mười ngàn nười Bedouin đã tái định cư tại 7 thị trấn hợp pháp được xây dựng bởi chính phủ.[16] Tuy nhiên, các thị trấn này thiếu các cơ sở kinh doanh tạo đủ việc làm cần thiết và lan tràn các tệ nạn xã hội do tình trạng thiếu việc làm[17].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Negev http://www.uca.edu.ar/esp/sec-ffilosofia/esp/docs-... http://www.haaretz.com/hasen/spages/1008854.html http://www.haaretz.com/hasen/spages/1033081.html http://www.haaretz.com/hasen/spages/841397.html http://www.jpost.com/servlet/Satellite?cid=1205420... http://www.monabaker.com/pMachine/more.php?id=A190... http://www.msnbc.msn.com/id/25124614/ http://weather.msn.com/local.aspx?wealocations=wc:... http://www.reuters.com/article/environmentNews/idU... http://www.voanews.com/english/archive/2008-05/200...